Theo báo cáo của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản số người Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản là 371.755 người, trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 3 tại nước này, sau Trung Quốc và Hàn Quốc.
Với mức chênh lệch ngoại tệ lớn 1 Yên = 223,15 vnđ, vì thế mà đi lao động tại Nhật Bản trở thành cơ hội đổi đời của nhiều người Việt Nam. Đồng thời sau khi về nước trình độ tay nghề được nâng cao, cơ hội việc làm được mở rộng.
Tuy nhiên, còn rất nhiều những thắc mắc về thủ tục tham gia chương trình.
Khi bắt đầu ý định đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có rất nhiều điều người lao động cần phải tìm hiểu như: chi phí, mức lương, quy trình, các ngành nghề.. Để giúp người lao động có cái nhìn tổng quát hơn, chúng tôi đã tổng hợp lại một cách chi tiết nhất về quy trình, thủ tục xuất khẩu lao động Nhật Bản mới nhất hiện nay.
Bước 1: Sơ tuyển đầu vào đối với người lao động
Các công ty xuất khẩu lao động tiến hành tuyển chọn lao động xem có phù hợp với đơn hàng ứng viên định ứng tuyển theo những tiêu chí chung như:
- Độ tuổi : từ 18 – 35 tuổi
- Ngoại hình
+Nam: Cao từ 1,6m trở lên, nặng 50 kg trở lên
+Nữ: Cao 1,48m trở lên, nặng 40kg trở lên
- Sức khỏe: Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, HIV, không có dị tật,…
- Bằng cấp : Để làm việc tại Nhật Bản bạn cần có bằng THCS trở lên
- Ý thức, kỷ luật,…
Đây là một trong những bước bắt buộc để chọn ra những ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, tuổi tác, trình độ,… sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của nhà tuyển dụng đến từ xứ sở hoa anh đào.
Bước 2: Khám sức khỏe
Để đảm bảo yêu cầu sức khỏe, người lao động cần phải đạt tiêu chuẩn như sau:
- Người lao động có sức khỏe tốt, không mắc 1 trong 13 nhóm bệnh không được phép xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2020: Tim mach, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, thận và tiết niệu, thần kinh, tâm thần, cơ quan sinh dục, cơ xương khớp, da liễu và hoa liễu, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt.
- Bạn cần đến bệnh viện được Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cấp phép khám cho lao động đi làm việc ở nước ngoài để khám.
*Lưu ý: Trước khi khám bạn không nên uống nước có ga, nước ngọt hay chất kích thích.
Bước 3: Đào tạo định hướng trước khi thi tuyển
( có thể chèn ảnh của công ty vào đây)
Những ứng viên đủ 2 điều kiện trên sẽ được tham gia khóa đào tạo định hướng trong vòng 1 tháng theo đúng ngành nghề lựa chọn làm tại Nhật Bản
Nội dung đào tạo gồm:
– Định hướng công việc phù hợp
– Giới thiệu về văn hóa, tác phong làm việc của người Nhật
– Đào tạo các kỹ năng phỏng vấn đơn hàng cũng như rèn luyện tác phong.
– Đào tạo cơ bản về ngành nghề
– Đào tạo căn bản tiếng Nhật phục vụ phỏng vấn, thi tuyển
Bước 4: Thi tuyển, phỏng vấn trực tiếp
Hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đều cử người sang Việt Nam tuyển chọn trực tiếp lao động. Đối với một số công ty không thu xếp được thời gian sang Việt Nam tuyển chọn thông thường vẫn giao phó lại cho nghiệp đoàn – cơ quan trực tiếp quản lý thực tập sinh kỹ năng trong thời gian làm việc 3 năm tại Nhật Bản.
Bài thi tuyển gồm 2 phần:
– Test IQ, thi thể lực, tay nghề, kỹ năng,… tùy thuộc theo tính chất đơn hàng và yêu cầu của doanh nghiệp đến từ đất nước mặt trời mọc.
– Phỏng vấn: Có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp qua Skype, Zalo, Line,…
Những thí sinh trúng tuyển sẽ được đào tạo nâng cao cả về kiến thức công việc, tiếng Nhật và tay nghề để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Bước 5: Đào tạo nâng cao
Những thực tập sinh trúng tuyển sau bước 4 sẽ được học tập tiếp tại trung tâm đào tạo để nâng cao cả kiến thức lẫn tay nghề giúp đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của doanh nghiệp Nhật.
Khóa học chuyên sâu này sẽ giúp các học viên nâng cao trình độ tiếng, kỹ năng nghề nghiệp. Người lao động nên tận dụng khoảng thời gian này để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, liên quan đến văn hóa, quy định, thói quen,… của người Nhật để có thể làm quen với cuộc sống mới ngay sau khi xuất cảnh.
Thời gian đào tạo dựa theo yêu cầu của xí nghiệp tiếp nhận Nhật Bản, thường trong khoảng 3-5 tháng.
Bước 6: Xin visa/ thị thực Nhật Bản
Doanh nghiệp tiếp nhận người lao động sẽ làm thủ tục nộp đơn xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Nhật Bản theo dạng visa hoặc giấy phép lao động.
Tuy nhiên người lao động cũng cần nắm rõ các quy định mới nhất về visa tại Nhật Bản để chuẩn bị.
Chính phủ Nhật đã chính thức thông qua 2 tư cách lao động dành riêng cho chương trình TTS Nhật Bản và bắt đầu có hiệu lực vào tháng 4/2019.
Theo đó phía chính phủ Nhật Bản tiếp nhận chính thức 14 ngành nghề theo diện visa đặc thù số 1 và số 2. Thời hạn visa tối đa là 8 năm nếu đạt một số điều kiện sẽ được xem xét cấp visa vĩnh trú tại Nhật.
- Kỹ năng đặc định loại 1
* Điều kiện để được Visa Kỹ năng đặc định loại 1:
Để có thể đạt được điều kiện cấp visa kỹ năng đặc định loại 1 bạn cần có kinh nghiệm công việc qua kỳ thi sát hạch tay nghề và trình độ tiếng Nhật căn bản do cơ quan chính phủ Nhật Bản quy định.
Thực tập sinh hoàn thành chương trình thực tập 3 năm, đã thi nghề bậc 3 sẽ được miễn kỳ thi này và có thể xin chuyển qua tư cách lao động mới với thời hạn tối đa 5 năm, gia hạn từng năm và không thể bảo lãnh vợ-chồng, con.
- 14 ngành nghề được xét visa tư cách đặc định loại 1
– Xây dựng
– Công nghiệp chế tạo tàu biển
– Sửa chữa ô tô
– Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay
– Nghiệp vụ khách sạn
– Chăm sóc người già
– Vệ sinh tòa nhà
– Nông nghiệp
– Ngư Nghiệp
– Chế biến thực phẩm
– Dịch vụ ăn uống, nhà hàng
– Gia công nguyên liệu
– Gia công cơ khí
– Cơ điện, điện tử
- Kỹ năng đặc định loại 2
* Điều kiện để được Visa Kỹ năng đặc định loại 2:
Có kinh nghiệm công việc với trình độ chuyên môn, bằng tiếng Nhật tương đương qua kỳ thi do cơ quan chính phủ quy định. Thông thường trình độ chuyên môn là bằng nghề bậc 2.
Đối với các bạn TTS, trong thời gian gia hạn 2 đến 5 năm, nếu lấy được bằng nghề này, có thể đổi sang tư cách nói trên.
Visa Kỹ năng đặc định loại 2 có giá trị tương đương với chương trình kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật Bản. Có thể bảo lãnh vợ-chồng, con; gia hạn visa 1, 3, hay 5 năm; được xin visa vĩnh trú nếu đạt đủ điều kiện.
Trường hợp các TTS đã về nước mà chưa thi nghề bậc 3 hay các bạn chưa từng đi làm việc ở Nhật vẫn có thể xin tư cách này nếu các bạn có điều kiện xin qua Nhật theo Visa nào đó và có công ty hay cơ quan đăng ký giúp bạn tham gia kỳ thi bằng nghề tại Nhật
* Các ngành nghề được xem xét tư cách Visa đặc định loại 2
– Xây dựng
– Công nghiệp chế tạo tàu biển
– Sửa chữa ô tô
– Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay
– Nghiệp vụ khách sạn
Bước 7: Đặt vé và xuất cảnh
Công ty sẽ hoàn tất các thủ tục đặt vé và xuất cảnh cho thực tập sinh.
Về phía người lao động: Sau khi hoàn thiện xong mọi hồ sơ, thủ tục đi Nhật Bản, người lao động sẽ xuất cảnh và làm việc tại Nhật Bản theo thời hạn hợp đồng đã ký kết (1 năm hoặc 3 năm).
Bên cạnh đó, sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản, trong tháng đầu tiên đến Nhật Bản, thực tập sinh sẽ được nghiệp đoàn cử cán bộ phụ trách hướng dẫn, giúp thích nghi với môi trường làm việc, điều kiện sinh hoạt và đi lại ở Nhật Bản.
Phía xí nghiệp Nhật Bản cũng sẽ đào tạo để giúp người lao động nắm bắt được công việc, tiếp cận máy móc, trang thiết bị, an toàn lao động…
Bước 8: Đào tạo sau khi nhập cảnh tại Nhật Bản
- 2 tuần: Người lao động khi sang Nhật trong tháng đầu tiên sẽ được hướng dẫn thích nghi với môi trường, sinh hoạt, đi lại, tàu xe, ngân hàng.
- 2 – 6 tuần: Phía doanh nghiệp Nhật sẽ hướng dẫn lao động trong công việc, tiếp cận máy móc, trang thiết bị, an toàn lao động,…
BƯỚC 9: TRỞ VỀ VIỆT NAM:
Khi kết thúc hợp đồng và về Việt Nam, bạn sẽ phải đến công ty phái cử để làm thủ tục thanh lý hợp đồng cũng như làm thủ tục để lấy lại tiền hoàn thuế nenkin.
Khi hết hạn hợp đồng lao động, thực tập sinh đến trực tiếp công ty phái cử để làm thủ tục thanh lý hợp đồng xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, thực tập sinh sẽ được công ty hướng dẫn chi tiết về thủ tục lấy tiền hoàn thuế nenkin.
Bên cạnh đó, từ ngày 1/11/2017 Chính phủ Nhật Bản cho phép lao động nước ngoài quay trở lại Nhật lần 2 với mức lương vô cùng hấp dẫn.
Ngoài hiểu biết về 9 quy trình đi XKLĐ đi Nhật Bản, các ứng viên đạt điều kiện đi xuất khẩu Nhật bản, khi tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản tại bất kỳ Công ty xklđ Nhật Bản uy tín nào thì cần phải chuẩn bị hồ sơ đi xuất khẩu Nhật Bản gồm những loại giấy tờ quan trọng. Người lao động nên chuẩn bị để sẵn sàng hồ sơ. Bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau.
1.Sơ yếu lý lịch 02 bản
Khai đầy đủ, chi tiết các thông tin cá nhân và gia đình
Bản trích ngang phải được dán ảnh 4*6 và đóng dấu giáp lai vào ảnh
2.Hộ khẩu gia đình 02 bản (có chứng thực)
Tất cả các trang của quyển Hộ khẩu phải được photo trên khổ giấy A4 và đóng dấu giáp lai.
3.Giấy khai sinh 02 bản (có chứng thực)
Giấy khai sinh bản sao có chứng thực
4.Chứng minh nhân dân 02 bản (có chứng thực)
Chỉ chấp nhận bản sao CMND trên một mặt giấy A4
- Bằng tốt nghiệp các loại 02 bản mỗi loại (có chứng thực)
Bằng tốt nghiệp (nếu có) bao gồm: Chứng chỉ nghề, bằng cấp 3, bằng trung cấp, bằng cao đẳng, bằng đại học, chứng chỉ tiếng Nhật, chứng chỉ tay nghề,…- Không cần chứng chỉ tiếng Anh hay các loại giấy tờ không liên quan đến chương trình Thực tập sinh Nhật Bản
6.Giấy Xác nhận Nhân sự 01 bản
Dán ảnh 4*6 vào góc trái của văn bản, đóng dấu giáp lai của Công an Xã, Phường
7.Giấy Xác nhận Tình trạng Hôn nhân 01 bản (có chứng thực)
Dán ảnh 4*6 vào góc trái của văn bản, đóng dấu giáp lai của Công an Xã, Phường
- Hộ chiếu 01 quyển
Hộ chiếu nên làm ngay khi làm hồ sơ nhập học.
- Ảnh
+ Ảnh thẻ:
– 12 ảnh 4*6 – 06 ảnh 3.5*4.5
– 06 ảnh 4.5*4.5 – 12 ảnh 3*4
Ảnh thẻ phải được chụp trên phông nền trắng,mặc áo sáng màu, đầu tóc gọn gàng.
+ Ảnh Gia đình: 01 ảnh 12*20
Ảnh gia đình là chụp chung các thành viên trong gia đình
*Lưu ý:
Các văn bản phải được viết tay do chính thực tập sinh viết, không được tẩy xóa, viết tắt và phải viết cùng một loại mực (không viết mực đỏ).
Các văn bản sao y (photo) từ 2 trang giấy tờ lên phải đóng dấu giáp lai, ảnh dán trên văn bản yêu cầu đóng dấu giáp lai.
Yêu cầu kê khai trung thực, chính xác và đầy đủ các thông tin cá nhân. Nếu phát hiện kê khai sai thông tin cá nhân sẽ bị loại khỏi chương trình thực tập sinh
KẾT LUẬN
Các nhà tuyển dụng Nhật Bản rất quan tâm đến công tác tuyển chọn thực tập sinh. Chính vì vậy họ luôn cử người bay sang tận Việt Nam để tổ chức thi tuyển. Ngoài những bài thi về đúng lĩnh vực đơn hàng họ còn có những bài thi để kiểm tra về độ nhanh tay, khéo léo của ứng viên như gắp đậu, xếp bài,…
FUCO tự hào là đơn vị đồng hành ra tư cách lưu trú nhanh chóng hàng đầu tại Việt Nam:
Với số lượng ra tư cách lưu trú UY TÍN hàng đầu Việt Nam
LIÊN HỆ NGAY:
Hotline: 0982 722 066
Thời gian làm việc: 8:00 – 18:00
Địa chỉ: 123 Tô Hiệu- Hà Đông- Hà Nội